Thương hiệu là gì? Các loại thương hiệu phổ biến

Tỷ phú Jeff Bezos đã từng nói “Thương hiệu là tất cả những thứ mà người nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó”. Vì vậy, thương hiệu (Brand)  giống như một thước đo mà khách hàng sử dụng để đưa ra những đánh giá, cảm nhận chung về doanh nghiệp hay cá nhân nào đó. Hiểu một cách đơn giản thì Brand chính là danh tiếng, tiếng tăm mà doanh nghiệp của bạn đã tạo dựng được từ việc kinh doanh.

Xây dựng thương hiệu - Global Media

Hiện nay có 5 loại thương hiệu phổ biến bao gồm:

  • Thương hiệu cá nhân

  • Thương hiệu Công ty

  • Thương hiệu sản phẩm

  • Thương hiệu chứng nhận

  • Thương hiệu riêng

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu hay còn gọi là Branding là một quá trình lâu dài bao gồm các công việc như tạo lập nhận thức, hệ thống chiến dịch, chiến thuật,... hướng đến mục tiêu cuối cùng là định vị một thương hiệu đậm chất riêng, tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.

Việc tạo dựng thương hiệu luôn cần nhiều thời gian và tiền bạc và có kế hoạch rõ ràng, được thực hiện bởi đội ngũ chuyên môn về marketing, phân tích thị trường. Bên cạnh đó, mạng lưới kênh truyền thông tiếp thị (bao gồm cả marketing truyền thống và digital marketing  cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng branding cho doanh nghiệp, cá nhân hay sản phẩm/dịch vụ.

Tại sao phải xây dựng thương hiệu mạnh? 

Việc chú trọng vào xây dựng branding đem đến 4 lợi ích sau đây:

Làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp

Trên hết, việc tạo dựng thương hiệu sẽ khiến cho doanh nghiệp của bạn trở nên đặc biệt. Điển hình nhất cho việc tạo dựng chất riêng cho doanh nghiệp là khi người tiêu dùng đang đứng trước vô vàn sản phẩm để lựa chọn thì họ sẽ quyết định chọn mua sản phẩm của bạn thay vì các sản phẩm khác. Điều này chứng tỏ, yếu tố thương hiệu đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của bạn, nó có thể gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Chính yếu tố thương hiệu đã làm cho doanh nghiệp hay sản phẩm/dịch vụ của bạn trở nên khác biệt so với các đơn vị khác.

Thương hiệu góp phần nâng cao giá trị sản phẩm

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng vì sao những món đồ hiệu đắt đỏ như Hermes, Chanel... vẫn luôn là niềm ao ước của mọi tầng lớp? Tại sao các sản phẩm công nghệ của Apple luôn được yêu thích và tin tưởng?

Chắc chắn, chất lượng của những sản phẩm cao cấp này thì không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, yếu tố thương hiệu cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao giá trị sản phẩm. Một doanh nghiệp thành công khi biết tận dụng chất riêng của mình để đem lại lợi nhuận.

Tạo sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng 

Thương hiệu còn tạo nên một mối liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng. Và mối liên kết này có thể khiến họ trở thành khách hàng tiềm năng hoặc chính thức của doanh nghiệp.

Ví dụ: Chắc hẳn không ai là chưa từng nghe đến thương hiệu Apple, tuy nhiên không phải ai dùng smartphone cũng sở hữu một chiếc điện thoại IPhone. Và có thể, khi họ được nghe đến thương hiệu này quá nhiều, sự tò mò sẽ thúc đẩy họ sẽ lựa chọn IPhone để tự mình trải nghiệm. 

Marketing là chiến thuật - Phát triển thương hiệu là chiến lược !

Thương hiệu uy tín giúp tạo niềm tin với khách hàng 

Để có được niềm tin của khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải gây dựng trong một thời gian dài và xây dựng thương hiệu là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc tạo uy tín với khách hàng.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, 2 doanh nghiệp cùng cung cấp một dòng sản phẩm tương xứng về cả chất lượng lẫn giá thành, nhưng doanh nghiệp nào có thương hiệu uy tín, danh tiếng hơn thì chắc chắn sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Điều đó chứng tỏ, yếu tố thương hiệu ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của doanh nghiệp. 

BẠN GẶP KHÓ KHĂN KHI PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ?

Xây dựng thương hiệu - Global Media

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI NGAY

10 bước xây dựng thương hiệu cơ bản nhất 

Xây dựng thương hiệu là quá trình cần nhiều thời gian, công sức và chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Tuỳ thuôc và quy mô, tính chất của doanh nghiệp, sản phẩm mà cách làm thương hiệu sẽ không hề giống nhau. Nhìn chung, quy trình xây dựng thương hiệu cơ bản được thực hiện theo 10 bước dưới đây:

Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Bất kể chiến lược xây dựng thương hiệu nào cũng cần lấy đối tượng khách hàng mục tiêu là trọng tâm. Bởi mục đích cuối cùng của việc làm thương hiệu là tìm kiếm khách hàng, gia tăng số lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra về lâu về dài.

Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là nhóm có đặc điểm nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, trình độ học vấn) phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, họ là những người có nhu cầu và sẵn sàng chi trả để giải quyết nhu cầu của họ.

Việc chọn lọc đối tượng chính xác sẽ giúp cho người hoạch định chiến lược thương hiệu có thể phần nào phân tích, dự đoán thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu.Sau đó đưa ra những chương trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi phù hợp với nhu cầu của họ.

Tuyên bố sứ mệnh trọng tâm cho thương hiệu

Sau khi đã lọc được nhóm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần phải tiến hành tuyên bố sứ mệnh trọng tâm nhất của thương hiệu, hay chính là những mục tiêu, khát khao mà doanh nghiệp muốn hướng đến và những giá trị mà họ muốn được đem lại cho người tiêu dùng.

Hẳn không ai là không biết đến hãng dụng cụ và thời trang thể thao Nike cùng câu slogan “Just Do It” với sứ mệnh là truyền cảm sáng tạo cho mọi thế hệ vận động viên trên toàn cầu. Và để chứng tỏ được sứ mệnh của mình, Nike đã luôn hoạt động, sáng tạo không ngừng để tạo ra những sản phẩm chất lượng và có được chỗ đứng vững chắc như ngày nay.

Khảo sát phân tích thị trường, thương hiệu khác

Trước khi bắt tay vào xây dựng bất cứ chiến lược gì, việc khảo sát phân tích thị trường, đối thủ là bước không thể thiếu. Việc biết rõ đối thủ của mình đang làm gì, điểm mạnh và điểm yếu của họ sẽ góp phần tạo dựng thành công cho chiến lược của bạn.

Các khía cạnh mà bạn cần khảo sát, đánh giá bao gồm:

  • Chất lượng sản phẩm dịch vụ của đối thủ 

  • Kênh truyền thông và chiến lược marketing  họ đang áp dụng 

  • Phản hồi, đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm , dịch vụ .

  • Triết lý và thông điệp mà họ sử dụng

Sau khi đã tìm hiểu được những thông tin cơ bản trên, bạn cần đưa ra đánh giá, phân tích và rút ra được kinh nghiệm cho quá trình làm thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Tạo dựng chất riêng cho thương hiệu 

Việc tham khảo, rút kinh nghiệm từ các đối thủ đi trước vào quá trình xây dựng thương hiệu của bạn là cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh copy chiến lược bản sắc của đối thủ mà hãy chọn lọc và tạo dựng được chất riêng cho thương hiệu của bạn thông qua những điểm đặc biệt, nổi bật về chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, triết lý, thông điệp...

Thiết kế logo và câu slogan cho thương hiệu 

Logo và câu slogan là 2 yếu tố đầu tiên sẽ thu hút người tiêu dùng nên cần phải đặc biệt đầu tư, chăm chút trong khâu thiết kế logo và tìm ra slogan độc đáo. 

Nếu không thể tự mình thiết kế logo và tạo slogan thì bạn nên tìm sự trợ giúp từ các agency. Việc bạn cần làm chỉ cần là đưa ra yêu cầu, phong cách, định hướng của doanh nghiệp để bên phòng marketing thuê ngoài  có thể thiết kế một cách nhanh chóng, chuẩn xác nhất.

Tìm kiếm một tiếng nói riêng cho thương hiệu 

Mỗi thương hiệu cần sở hữu giọng nói riêng để thể hiện rõ nhất sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng kinh doanh. Bạn có thể lựa chọn tông giọng theo hướng thân thiện, sang trọng, chuyên nghiệp hay thương mại hoá… đều được nhưng cần phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu nhất. Tiếng nói riêng đặc trưng sẽ giúp cho người tiếp cận dễ định hình về thương hiệu, đồng thời, tạo sự kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. 

Xác định thông điệp

Bạn cần phân biệt rõ thông điệp, tagline và slogan. Thông điệp thương gắn liền với mỗi sản phẩm bạn cung cấp, nhằm cho khách hàng thấy vì sao sản phẩm đó quan trọng với họ. Một thông điệp tốt cần ngắn gọn, xúc tích, thể hiện được tính chất của sản phẩm và có sự liên kết với tông giọng đã chọn. Thông điệp hiệu quả còn là cầu nối giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. 

Giúp cho cá tính của thương hiệu tỏa sáng nhất 

Để có thể giúp cho cá tính của thương hiệu tỏa sáng nhất có thể, bạn cần làm nổi bật tất cả các khía cạnh trên, nhưng vẫn phải đảm bảo tính nhất quán từ từ tông giọng khi tương tác với khách hàng, khi truyền tải thông điệp gắn liền với đặc tính sản phẩm...

Tạo tính đồng điệu và tích hợp thương hiệu vào doanh nghiệp

Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ luôn luôn đi cùng với thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy nên yếu tố thương hiệu luôn phải gắn liền với doanh nghiệp, sản phẩm nhằm tạo nên sự đồng điệu. Bạn có thể tích hợp hình ảnh thương hiệu trên danh thiếp, đồng phục, nội thất văn phòng hay các bao bì sản phẩm… 

Ngoài ra, đặc điểm thương hiệu của doanh nghiệp cũng cần được phủ sóng trên các nền tảng social media , công cụ tìm kiếm của Google… để lan tỏa thương hiệu rộng khắp. 

Tính nhất quán và trung thành cho thương hiệu

Một thương hiệu vững mạnh cần phải đảm bảo tính nhất quán và kiên định với mục tiêu đã đề. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu luôn giữ được chất riêng và tạo dựng được niềm tin với nhóm khách hàng trung thành nhất định. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, sẽ có trường hợp doanh nghiệp phải đưa ra điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp nhưng vẫn phải theo đuổi mục tiêu và sứ mệnh, tôn chỉ ban đầu. 

 

BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU ĐẦY ĐỦ BAO GỒM

 

Xây dựng thương hiệu - Global Media

NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỐT LÕI

  • Tên thương hiệu

  • Câu khẩu hiệu (slogan)

  • Logo

NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU VĂN PHÒNG

  • Danh thiếp

  • Giấy viết thư

  • Tiêu đề thư

  • Phong bì thư

  • Hóa đơn

  • Thẻ nhân viên

  • Đồng phục nhân viên

NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU NGOÀI TRỜI

  • Biển hiệu công ty

  • Biển hiệu trước văn phòng

  • Biển hiệu đại lý

  • Biển quảng cáo

  • Băng rôn

  • Phương tiện vận tải

  • Phương tiện thi công

NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MARKETING

  • Brochure

  • Catalogue

  • Hồ sơ năng lực

  • Tờ rơi, tờ gấp

  • Website

  • Landing page

  • Facebook Fanpage

  • Video quảng cáo

  • Banner ads

  • Email marketing

NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU QUÀ TẶNG

  • Bút – Sổ tay- Móc khóa – Cốc uống nước Mũ bảo hiểm – Áo mưa – Ô (dù

 

LỢI ÍCH KHI THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CHUYÊN NGHIỆP

NHẬN BIẾT SẢN PHẨM/DỊCH VỤ CỦA THƯƠNG HIỆU

Hệ thống nhận diện thương hiệu có tác dụng giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu giữa hàng trăm ngàn sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đồng thời đem lại những cảm nhận tích cực cho người dùng về chất lượng, mẫu mã, sự chuyên nghiệp,…tạo mong muốn được sở hữu sản phẩm đó. Việc xây dựng nhận diện thương hiệu khác biệt giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ trong tâm trí chính là sự thành công của doanh nghiệp.

THUẬN LỢI CHO TRUYỀN THÔNG, BÁN HÀNG

Sở hữu một hệ thống nhận diện chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ thực hiện các chiến lược truyền thông, bán hàng dễ dàng và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp sẽ lấy hệ thống nhận diện thương hiệu là nền tảng, là cơ sở để biến tấu linh hoạt giúp thương hiệu dễ ghi nhớ hơn, đi vào lòng người hơn. Từ đó góp phần giúp người tiêu dùng tự tin ra quyết định mua hàng và tạo ra tâm lý mua hàng một cách chủ động.

THƯƠNG HIỆU

Giá trị thương hiệu ngày càng được nâng tầm khi doanh nghiệp chú trọng vào xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh. Từ đó giúp gia tăng niềm tin của khách hàng, đối tác mang đến sự hợp tác lâu dài, đồng thời tạo cho doanh nghiệp một giá trị bền vững. Việc xây dựng nhận thức cộng đồng, không ngừng củng cố và tạo những giá trị tích cực sẽ góp phần làm nên thành công của bất kỳ thương hiệu nào.

GIA TĂNG LỢI THẾ CẠNH TRANH

Giữa hàng trăm ngàn sản phẩm cùng loại, người tiêu dùng thường sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm dễ nhớ, dễ nhận diện, có thương hiệu. Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là công cụ có sự thuyết phục mạnh mẽ nhất thúc đẩy động cơ mua hàng của người tiêu dùng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần củng cố, gia tăng nhận thức về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bằng cách thể hiện chúng trên mọi phương tiện truyền thông mà người tiêu dùng tiếp xúc từ quảng cáo, bao bì, biển hiệu, đến các ấn phẩm văn phòng,..

NHÂN VIÊN CẢM THẤY TỰ HÀO

Hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp giúp nhân viên tự tin hơn trong giao tiếp cũng như gặp gỡ khách hàng. Họ tự tin giới thiệu về mình, về doanh nghiệp, giúp cho kết quả làm việc tốt hơn. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, sở hữu nhận diện thương hiệu có tên tuổi cũng góp phần thu hút nhân tài sẵn sàng phục vụ công ty.

GIẢM CHI PHÍ MARKETING

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, thống nhất khi cộng hưởng với các chiến dịch marketing sẽ tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Và điều này góp phần giảm đáng kể chi phí marketing. bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc ý nghĩa cũng như 10 bước để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả. Hy vọng rằng, bạn đọc đã nắm được bí quyết để tạo dựng một thương hiệu vững mạnh, phát triển.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0972 62 57 62

zalo